Chàng trai trải qua 20 ca phẫu thuật tái tạo, ghép da đã tìm được hạnh phúc
Sau chuyến đi săn tôm hùm giống xuyên đêm tại vùng biển Cù Lao Ông Xá (thuộc vịnh Xuân Đài, TX.Sông Cầu), hàng chục chiếc thuyền thúng của ngư dân Vũng Lắm nối đuôi nhau cập bờ. Năm nay được mùa tôm hùm giống nên ngư dân phấn khởi sau những chuyến đi biển về.Từ tháng 10 âm lịch đến nay, đêm nào ngư dân Vũng Lắm (P.Xuân Đài) cũng nổ máy vươn khơi để săn tôm hùm giống bất chấp thời tiết đang mùa sóng to, gió lạnh. Vừa cập bờ, hàng chục ngư dân tất bật kéo thuyền, dọn lưới thu thành quả sau 6 tiếng đánh bắt ngoài biển.Ông Phan Hô (47 tuổi, P.Xuân Đài) phấn khởi: "Gió mùa Đông Bắc càng to chúng tôi càng được mùa. Thuyền thúng nhà tôi, mỗi đêm kiếm được khoảng 100 con tôm hùm giống, đầu mùa giá bán được 50.000 đồng/con. Như vậy, nhà tôi kiếm được vài triệu đồng mỗi đêm".Nghề săn tôm hùm giống tại các làng biển TX.Sông Cầu bắt đầu từ tháng 10 đến cuối tháng 2 âm lịch hằng năm. Ngư dân thường ra khơi vào ban đêm và kết thúc chuyến đánh bắt lúc sáng tại các vùng biển vịnh Xuân Đài.Theo nhiều ngư dân, suốt từ đầu vụ đến nay, người dân khai thác được rất nhiều tôm hùm giống. Mỗi chuyến săn được ít nhất cũng 50 - 100 con tôm hùm giống, nhiều thì 300 con, cá biệt có tàu khai thác đến cả ngàn con mỗi đêm. Với giá bán dao động từ 30.000 - 50.000 đồng/con, ngư dân có thể thu từ vài triệu đến vài chục triệu đồng cho mỗi chuyến đi săn.Từ đầu vụ đến nay, gia đình ông Nguyễn Mến (73 tuổi, ở P.Xuân Đài) đã thu về hơn 30 triệu đồng nhờ trúng mùa tôm hùm giống. Chi phí cho mỗi chuyến đi khá thấp, nguồn thu cao nên ông Mến rất phấn khởi."Đi thúng như chúng tôi thì 3 giờ bắt đầu đi, khoảng 5 giờ sẽ đánh lưới, sau 2 tiếng đồng hồ thu lưới để trở về bờ. Nếu trúng có thể kiếm vài chục triệu một mùa, ghe đi khơi xa kiếm được vài trăm. Năm nay được mùa tôm hùm giống nên tôi rất mừng và mong tết lắm", ông Mến nói.Do nhu cầu tôm hùm giống tại các vùng nuôi ở TX.Sông Cầu đang tăng cao, việc nhập khẩu giống gặp khó khăn nên nhiều thương lái đợi thuyền săn tôm giống của ngư dân cập bờ để thu mua.Bà Nguyễn Thị Lương (thương lái thu mua tôm hùm giống) thừa nhận: Hiện nhu cầu tôm giống rất cao, do năm ngoái tôm nuôi ở vịnh Xuân Đài chết nhiều. Tôm hùm giống sau khi được thu mua sẽ đưa lên các vùng nuôi ở TX.Sông Cầu bán lại cho người nuôi tôm. Giá tôm nhập khẩu hiện khá cao nên người nuôi ưu tiên mua tôm giống tự nhiên.Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch UBND P.Xuân Đài, thông tin: "Năm nay, ngư dân các làng biển tại P.Xuân Đài khai thác tôm hùm giống sản lượng tăng hơn 30 - 40% so với năm ngoái. Hiện giá tôm hùm giống khai thác ngoài tự nhiên có chiều hướng giảm so với đầu vụ nhưng ngư dân vẫn có nguồn thu nhập rất cao và đây là động lực để bà con bám biển, tăng thu nhập để mùa tết thêm vui".Thành tựu của người thợ trên công trình xây dựng
Trong 10 năm qua, đặc biệt là từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025), Long An luôn tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Đó là tiền đề quan trọng để tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2025 giữ vững vị trí dẫn đầu vùng ĐBSCL và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Ông Đặng Hoàng Tuấn, Giám đốc Sở GTVT Long An, cho biết từ năm 2020 đến nay, Long An đã đầu tư hơn 30.000 tỉ đồng (gồm vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác) phục vụ phát triển hạ tầng giao thông. Tỉnh xác định có 8 công trình giao thông đột phá trong nhiệm kỳ này. Trong đó, hiện có 3 dự án đã được đưa vào khai thác sử dụng, gồm nâng cấp, mở rộng ĐT824 (đoạn từ ngã ba Mỹ Hạnh đến cầu kênh Ranh); nút giao đường Hùng Vương - QL62 và ĐT826E. Dự án đường Lương Hòa - Bình Chánh đang triển khai thi công. Các tuyến đường còn lại như Hựu Thạnh - Tân Bửu; đường kết nối đường dẫn vào cầu Rạch Dơi đến ĐT826E; trục động lực Đức Hòa; đường Tân Tập - Long Hậu sẽ tiếp tục thực hiện đầu tư trong giai đoạn 2026 - 2030.Song song đó, 2/3 công trình trọng điểm là đường Vành đai TP.Tân An và cầu bắc qua sông Vàm Cỏ Tây đã được đưa vào khai thác, sử dụng. ĐT830E đang triển khai thi công sẽ hoàn thành trong năm 2026. Riêng dự án còn lại là QL50B (ĐT827E) kết nối TP.HCM - Long An - Tiền Giang có vốn đầu tư khá lớn nên tỉnh xác định phân kỳ đầu tư với các dự án thành phần.Hiện, có 3 dự án thành phần là cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây đã được UBND tỉnh Long An trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư, với tổng vốn khoảng 4.797 tỉ đồng. Song song đó, công tác giải phóng mặt bằng đang được triển khai quyết liệt… Riêng 2 dự án trọng điểm quốc gia là Vành đai 3 cũng được tỉnh Long An tập trung triển khai quyết liệt, đạt khối lượng thi công rất tốt. Dự kiến trong tháng 12.2025, đường Vành đai 3 TP.HCM qua địa bàn Long An sẽ được đưa vào sử dụng. Đối với dự án Vành đai 4, tỉnh đã hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gửi UBND TP.HCM tổng hợp trình Hội đồng thẩm định Trung ương thẩm định, nếu thuận lợi sẽ trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư trong quý 2/2025.Có thể nói, sau khi đầu tư hoàn thành các công trình theo quy hoạch, hạ tầng giao thông tỉnh Long An sẽ cơ bản đồng bộ. Tất cả phương tiện vận tải thủy - bộ dễ dàng di chuyển kết nối giữa các trung tâm đô thị, giữa các khu - cụm công nghiệp trong tỉnh và với các khu vực kinh tế quan trọng như cảng biển, khu cụm công nghiệp… của các tỉnh, thành lân cận như TP.HCM, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang và cả Vương quốc Campuchia.Tuy vậy, theo ông Đặng Hoàng Tuấn, Long An cần tập trung huy động mọi nguồn lực, từ sự hỗ trợ của Trung ương, ngân sách của tỉnh và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, nhất là sự đồng thuận của người dân trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. Từ đó, danh mục 34 dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2026 mới triển khai đạt yêu cầu đề ra (12 danh mục chuyển tiếp và 22 danh mục khởi công mới). Trong đó, chỉ riêng dự án đường Vành đai 4 (đoạn qua Long An) đã có nhu cầu vốn dự kiến gần 10.000 tỉ đồng; đường nối TP.Tân An đến cửa khẩu quốc tế Bình Hiệp (đoạn Tuyên Nhơn - Bình Hiệp) với nhu cầu vốn dự kiến gần 4.800 tỉ đồng…Thực hiện nghiêm túc định hướng, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Chính phủ, cùng sự vận dụng linh hoạt, năng động, sáng tạo của Tỉnh ủy và việc triển khai kịp thời, hiệu quả của UBND tỉnh Long An nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Long An có sự phục hồi rõ nét ngay từ sau đại dịch Covid-19 đến nay. Tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tăng trưởng mạnh hơn năm trước.Nổi bật trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh Long An đạt 8,3% (cao hơn bình quân cả nước khoảng 7,09%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng mạnh khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ - thương mại (khu vực nông nghiệp chỉ chiếm 15,8%).Nếu đầu nhiệm kỳ XI, Long An có 11.300 doanh nghiệp (DN), 1.000 dự án FDI hoạt động thì cuối năm 2024 đã có đến gần 20.000 DN, 1.300 dự án FDI đang hoạt động đầu tư với tổng đăng ký tăng gấp đôi. DN đăng ký thành lập mới tăng đến 59%, vốn đăng ký tăng 41% so với năm 2023. Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 ước đạt 12 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu ước đạt 8 tỉ USD…Môi trường đầu tư của tỉnh Long An tiếp tục được cải thiện và vươn lên top đầu của cả nước. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh hiện đứng thứ 2; chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) đứng vị trí thứ 12 trong 63 tỉnh, thành cả nước; top 10 địa phương hấp dẫn DN lớn năm 2024.Về xã hội, cuối năm 2024, TP.Tân An vinh dự được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn Đô thị văn minh. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh đầu tiên trong cả nước được trao danh hiệu này. Long An cũng là tỉnh đầu tiên trong vùng ĐBSCL miễn, giảm học phí đối với học sinh bậc mầm non và THCS; GRDP bình quân đầu người khoảng 107 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,56%...Năm 2024, tổng thu ngân sách của tỉnh Long An đạt hơn 26.500 tỉ đồng (tăng hơn 8.500 tỉ đồng so với năm 2019, đạt 125,6% dự toán T.Ư giao, bằng 131% so với cùng kỳ năm 2023), đã đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XI (đến năm 2025 thu ngân sách từ 25.000 - 30.000 tỉ đồng). Đặc biệt, kết quả thu ngân sách 26.500 tỉ đồng là con số kỷ lục trong khu vực ĐBSCL.Theo ông Nguyễn Văn Được, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An, thu ngân sách năm 2024 của tỉnh khá ấn tượng nhưng tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong năm 2025 để đạt mục tiêu thu ngân sách 30.000 - 35.000 tỉ đồng (tăng hơn 12%). Phấn đấu đến năm 2030, Long An thu ngân sách đạt 50.000 - 55.000 tỉ đồng và trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.Trong năm 2025, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được yêu cầu các cấp ủy, chính quyền tỉnh tuyệt đối không chủ quan, tự mãn, "ngủ quên trên vòng nguyệt quế". Tỉnh cần thực hiện đúng phương châm "Nhận thức phải chín, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải lớn, phương pháp phải đúng, hành động phải quyết liệt, sản phẩm phải cụ thể" cùng quan điểm "Đổi mới tư duy, lề lối làm việc, cách nghĩ, cách làm; xem doanh nghiệp là nguồn lực, là động lực cho sự phát triển, lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật làm thước đo hiệu quả công việc". Phát huy mạnh mẽ hơn nữa truyền thống "trung dũng kiên cường" như cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã thực hiện để vượt qua "cơn gió ngược" mang tên Covid-19 tại thời điểm đầu nhiệm kỳ; phấn đấu hoàn thành xuất sắc dự toán năm 2025.
Cốp xe Hyundai tự động mở, lỗi hay tính năng?
Tại hội nghị, CMC phối hợp cùng Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (C4IR) Việt Nam tổ chức diễn đàn bên lề "AIX for the Intelligent Age - HO CHI MINH CITY: A NEW C4IR & A NEW AI CITY". Đây là sáng kiến triển khai mô hình thành phố AI đầu tiên trên thế giới tại TP.HCM, đồng thời khẳng định vai trò tiên phong của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ số.Diễn đàn đã thu hút hơn 200 đại biểu quốc tế tham dự, bao gồm đại diện các tên tuổi lớn đến từ Google, Global AI Corp, SAP, KPMG, WEF, Phòng Thương mại châu Âu… các chuyên gia, nhà đầu tư hàng đầu như ông Aytug Goksu, Giám đốc Mạng lưới C4IR WEF, TS Joerg Bienert, Chủ tịch Hiệp hội AI Đức, bà Sara Ahmadian, Đồng sáng lập quỹ đầu tư mạo hiểm AnarVC Silicon Valley, Mỹ và đặc biệt là TS Philipp Rösler, nguyên Phó thủ tướng Đức, nguyên Tổng giám đốc WEF và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Thụy Sĩ. Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Tập đoàn công nghệ CMC, khẳng định: "Với chiến lược AI-X, CMC cam kết mang trí tuệ nhân tạo vào mọi lĩnh vực, từ quản lý đô thị, dịch vụ công đến sản xuất, kinh doanh và đời sống, đồng hành cùng TP.HCM trong mục tiêu trở thành thành phố AI đầu tiên trên thế giới. AI-X không chỉ là một sáng kiến công nghệ, mà còn là chìa khóa để định hình kỷ nguyên thông minh - nơi công nghệ phục vụ con người, thúc đẩy sự phát triển bền vững và mở ra những cơ hội đột phá cho doanh nghiệp toàn cầu. Chúng tôi tin tưởng rằng, thông qua hợp tác và chia sẻ tri thức, CMC sẽ cùng TP.HCM và cộng đồng quốc tế tạo nên một tương lai kết nối, sáng tạo và đầy trách nhiệm".Trong đó, CMC tự hào là một trong những doanh nghiệp đầu tiên công bố sáng kiến Chiến lược Chuyển đổi AI-Enable your AI.X, được thiết kế dành riêng cho doanh nghiệp và tổ chức, nhằm khai phá tiềm năng trí tuệ nhân tạo trong mọi lĩnh vực hoạt động. Lần đầu tiên, Chiến lược Enable your AI.X được công bố tại Diễn đàn kinh tế thế giới WEF Davos 2025. Chiến lược này được xây dựng dựa trên nền tảng C.OpenAI, hệ sinh thái mở AI hàng đầu với 25 công nghệ AI lõi made by CMC, giúp các đối tác triển khai các giải pháp AI một cách linh hoạt, hiệu quả và bền vững.Ngoài ra, CMC đã đầu tư trên 1.000 tỉ đồng cho 2 nền tảng CMC Cloud và C.OpenAI và sẽ tiếp tục đầu tư 200 triệu USD từ nay đến 2030, quyết tâm đạt vị trí số 1 về Cloud và AI 2028, và đi ra thị trường thế giới khẳng định vị thế trên trường quốc tế 2030. Chiến lược AI.X dựa trên nền tảng C.OpenAI của CMC không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng AI mà còn khẳng định khả năng làm chủ và cạnh tranh trên thị trường quốc tế.Sự kiện tại Davos 2025 là minh chứng rõ nét cho tầm nhìn của CMC và vai trò ngày càng lớn của Việt Nam trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Với chiến lược AI.X cùng nền tảng Hệ sinh thái C.OpenAI và sự đồng hành cùng TP.HCM, CMC cam kết xây dựng một hệ sinh thái AI toàn diện, đưa Việt Nam trở thành ngọn cờ đầu trong lĩnh vực công nghệ tại khu vực và thế giới.
Đây là phiên bản tái sinh của ca khúc cùng tên, nằm trong EP Thất tình toàn tập từng được Mai Tiến Dũng trình làng cuối tháng 11.2024. Song ở lần này, sự kết hợp cùng Lương Bích Hữu mang đến màu sắc mới mẻ, tái hiện câu chuyện tình yêu đầy xót xa. Lương Bích Hữu và Mai Tiến Dũng đều là những gương mặt vô cùng quen thuộc với khán giả, đặc biệt là sau chương trình Ca sĩ mặt nạ và Bài hát của chúng ta. Mai Tiến Dũng nói giọng ca 8X không chỉ là đồng nghiệp mà còn là thần tượng nên anh thích thú khi có dịp kết hợp cùng. “Vì lòng mến mộ của tôi mà 2 chị em đã trò chuyện với nhau rất nhiều. Sau đó, cả 2 lại tiếp tục gặp nhau ở Bài hát của chúng ta và cũng có kết hợp một vài lần trên sân khấu, nhưng cảm giác vẫn chưa trọn vẹn lắm. Cho đến khi có ý định ra mắt EP Thất tình toàn tập, tôi đã ngỏ lời mong muốn kết hợp cùng chị Hữu. Và chị Hữu luôn sẵn sàng vì lời hứa hai chị em sẽ kết hợp với nhau, tạo ra một sản phẩm âm nhạc mới mà không phải là ở các show thực tế”, Mai Tiến Dũng kể. Bên cạnh đó, Mai Tiến Dũng cho biết đang ấp ủ những dự án âm nhạc mới với những câu chuyện, cảm xúc và hình tượng khác lạ, nâng cấp hơn. Nam ca sĩ hài hước thừa nhận bản thân "không muốn thất tình nữa". “Tôi muốn tạm khép lại những màu âm nhạc buồn bã”, anh chia sẻ. Về kế hoạch trong năm 2025, Mai Tiến Dũng nói ngoài việc thực hiện những điều dang dở ở năm cũ, anh muốn mang đến những sản phẩm có màu sắc tươi trẻ, sôi động. “Tôi muốn đánh dấu thêm sự trẻ trung và khả năng trình diễn để khán giả sẽ biết thêm một Mai Tiến Dũng không chỉ là thất tình, không chỉ ballad, mà đó là một Mai Tiến Dũng cũng rất máu lửa”, nam ca sĩ bộc bạch.
Bất chấp nguồn gốc người mẫu, 'Chân dung nàng Lieser' của Gustav Klimt bán 32 triệu USD
Dự án điện ảnh tết mang tên Bộ tứ báo thủ do đạo diễn Trấn Thành cầm trịch đã được trình làng tối 18.1. Khai màn thảm đỏ sự kiện chính là sự xuất hiện của các " báo thủ" trong bộ phim: đạo diễn Trấn Thành, nghệ sĩ Lê Giang, diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm, diễn viên Uyển Ân, Quốc Anh, Hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy. Tiếp đó, các ca sĩ của Anh trai say hi đã cùng làm “náo loạn” thảm đỏ, khiến khán giả không ngừng phấn khích và cổ vũ cuồng nhiệt. Cùng với đó là nhiều nghệ sĩ đình đám như NSND Kim Xuân, NSND Việt Anh, Quyền Linh, Ốc Thanh Vân, Lệ Quyên, Hari Won, vợ chồng Đông Nhi - Ông Cao Thắng, diễn viên Kaity Nguyễn, Tuấn Trần, Phương Anh Đào, Sam, Thuý Ngân, Võ Cảnh, Diệu Nhi... đã có mặt để chia sẻ niềm vui và gửi lời chúc mừng đến gia đình Bộ tứ báo thủ.